Cách biến khiếu nại, phản hồi của khách hàng thành doanh thu
Khiếu nại, phản hồi khách hàng có lẽ là những thông tin mà doanh nghiệp chẳng muốn tiếp nhận tí nào cả. Tuy nhiên dù là phản hồi tích cực hay tiêu cực thì các ý kiến này của khách hàng đều mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Nếu biết cách tận dụng, doanh nghiệp không chỉ khắc phục được lỗi sai, hoàn thiện sản phẩm mà còn có thể tăng doanh thu từ chính những phản hồi đó. Hãy cùng AZTECH tìm hiểu nội dung bài viết sau!
1. Lợi ích doanh nghiệp nhận được khi giải quyết thành công phản hồi khách hàng
Giải quyết khiếu nại chính là giải quyết các khuyết điểm trong sản phẩm và dịch vụ
Các lời phàn nàn, khiếu nại từ khách hàng đôi lúc cũng xuất phát từ những khuyết điểm của sản phẩm. Nhìn nhận lỗi sai và khắc phục nó chính là hướng giải quyết tốt nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện doanh số bán hàng.
Xử lý triệt để khó khăn của khách hàng
Giải quyết vấn đề khó khăn của người tiêu dùng chính là giải quyết bài toán giữ chân khách hàng. Vì đối với rắc rối kéo dài không xử lý, khách hàng sẽ im lặng và rời bỏ bạn để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty đối thủ.
Hiểu rõ hơn về nhu cầu thực sự của người tiêu dùng
Nếu có quá nhiều người phàn nàn về một vấn đề nào đó, thì bạn cần phải xem xét việc đó một cách kỹ lưỡng. Bởi vì dù là vấn đề gì đi chăng nữa thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ được hưởng lợi bởi bạn đang đáp ứng những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng
Việc tìm kiếm khách hàng mới tốn kém gấp 5 lần chi phí bán hàng cho 1 khách hàng cũ. Hãy tích cực lắng nghe, tạo cơ hội để khách hàng phản hồi về doanh nghiệp bạn vì đây chính là thời điểm để tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng trong tương lai.
>> Đừng bỏ lỡ: Tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng trung thành
Thể hiện sự tôn trọng với khách hàng
Khi cảm nhận được sự tôn trọng từ phía doanh nghiệp thì cách nhìn nhận của khách hàng về doanh nghiệp cũng trở nên tốt hơn.
2. Một số cách thu thập phản hồi khách hàng hiệu quả
Cách thu thập phản hồi khách hàng |
Có rất nhiều cách thức để thu thập phản hồi của khách hàng, dưới đây là 3 cách thông dụng và dễ thực hiện nhất:
Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát: Doanh nghiệp nên tập trung vào các dạng câu hỏi mở để thu thập được thông tin nhiều nhất có thể. Hơn thế nữa, doanh nghiệp nên tận dụng cả dữ liệu định lượng và dữ liệu chủ quan.
Mời khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ: những trải nghiệm của khách hàng có lẽ là thông tin giá trị trong việc tiếp thị sản phẩm ở các chiến dịch tiếp theo.
Xác định điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của công ty: khi xác thực được các yếu tố làm hài lòng khách hàng thì doanh nghiệp có thể tạo ra điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
3. Cách biến phản hồi của khách hàng thành doanh thu
Cách biến phản hồi khách hàng thành doanh thu |
Khi đã có đủ lượng phản hồi cần thiết thì doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch hành động để biến phản hồi đó thành các khoản doanh thu, lợi nhuận.
Biên soạn thông tin phản hồi để có cái nhìn toàn cảnh
Bận cần tổng hợp số liệu thống kê và kết quả khảo sát của bạn để nâng cao chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn như bạn có thể đưa ra các thông điệp như 96% khách hàng sử dụng tay cầm bằng nhựa hay cung cấp phản hồi chân thật của khách hàng: “Dịch vụ giao hàng công ty nhanh chóng, chỉ 20 phút tôi đã nhận được hàng”.
Cung cấp thông tin phản hồi khách hàng càng cụ thể thì khả năng thuyết phục càng cao và tạo được dấu ấn với khách hàng tiềm năng.
Điều chỉnh dịch vụ của bạn theo hướng cá nhân hóa
Cá nhân hóa thông tin |
Hiểu được nhu cầu cụ thể của khách hàng là cần thiết. Áp dụng cá nhân hóa thông tin qua các mẫu tin nhắn SMS hay Email sẽ tăng lượng chuyển đổi và thúc đẩy doanh thu bán hàng.
Sử dụng thông minh những xác thực từ phía cộng đồng
Người dùng có thói quen tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm nên những đánh giá tích cực khách quan hay một giải thưởng do cộng đồng bình chọn, hãy sử dụng nó một cách thông minh. Vì khi làm như vậy bạn sẽ tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp của mình để thu hút khách hàng mới và tiếp tục phát triển.
Phản hồi khách hàng chính là những thông tin quý báu giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại được điểm mạnh, yếu của sản phẩm hay dịch vụ của mình. Hy vọng rằng với cách ứng dụng ở bài viết trên doanh nghiệp có thể chuyển đổi những phản hồi tiêu cực thành doanh thu của công ty.
Bên cạnh đó nếu có những khó khăn trong việc thu thập phản hồi và ý kiến khách hàng thì bạn có thể liên hệ với AZTECH chúng tôi qua Hotline: 0903 858 865 để được tư vấn về dịch vụ SMS Gateway tận tình nhất!
Xem thêm bài viết liên quan:
Khảo sát khách hàng vào thời điểm nào được cho là thích hợp nhất?
Nhận xét
Đăng nhận xét